Giỏ hàng

Khi sử dụng máy mài góc cần lưu ý những điểm gì

Đăng ngày 08/01/2018

Cùng với các loại dụng cụ cầm tay thông dụng khác như máy khoan, máy đục, máy cưa, máy chà nhám,... thì máy mài cầm tay là một dụng cụ không thể thiếu cho những công việc chuyên dụng từ cắt, mài nhẵn đến chà nhám và thường được dùng trong ngành xây dựng, xưởng cơ khí, nhà máy sản xuất hay sử dụng cho những nhu cầu chế tạo, sửa chữa trong gia đình.

Dưới đây là những lưu ý bạn cần biết khi sử dụng máy mài góc.

Sử dụng phụ kiện bảo hộ khi dùng máy mài góc

- Phải đeo mắt kính bảo hộ: vì khi vận hành máy những mảng bụi công nghiệp sẽ bị văng bắn lung tung và có thể sẽ văng trúng mắt bạn nên bạn cần phải đeo mắt kính bảo hộ mắt khi dùng máy mài góc.

- Khẩu trang là không thể thiếu: những vật liệu li ti bay phất phơ trong không khí mà mắt thường khó có thể nhìn thấy, và khi hít phải nhiều bụi trong thời gian lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.

- Đeo bao tay giúp bạn sẽ tránh bị điện giật, nhất là khi rò điện. Mặc đồ quần áo dài tay để tránh trường hợp bị phỏng do vô tình chạm tay vào chỗ mới cắt hoặc các mạt cắt bay vào da thịt gây ra những tổn thương.

- Tránh không mặc quần áo quá rộng hoặc những đồ trang sức quá rườm ra, quá dài có thể sẽ bị cuốn vào trong máy mài.

Rút nguồn điện khi muốn thay đĩa cắt trong máy mài góc

Nhiều người không chú ý và thay lưỡi cắt khi máy chưa được rút nguồn điện nhằm tiết kiệm được nguồn thời gian. Tuy nhiên thì sẽ có nguy hiểm xảy ra nếu như chúng ta không rút nguồn điện ra mà giữ máy siết hoặc mở lưỡi cắt vô tình làm công tắc bật xuống và máy bị chạm khỏi động, điều này vô cùng nguy hiểm và sẽ tạo ra những hậu quả mà chúng ta không thể lường trước được.

Phải nắm được các thông số vận hành của máy mài

Mỗi máy mài góc khi bán đều được tặng kèm theo những miếng chắn đĩa mài, người việc giúp bảo vệ lưỡi mài còn giúp bảo vệ vật liệu văng ra ngoài khi bị bể đá, đảm bảo an toàn cho người dùng.

  • Mỗi loại vòng tua máy đều được tính toán kỹ lưỡng, vòng tua càng lớn thì lưỡi cắt càng nhỏ và ngược lại.

  • Đá mài đều phải đạt được kích thước tiêu chuẩn và an toàn, đạt đủ số vòng quay/ giây và số vòng tua tối đa.

Lựa chọn tư thế ngồi dùng máy mài góc

Tư thế cầm máy cũng vô cùng quan trọng vì nó quyết định đến an toàn sử dụng mà còn tạo cho công việc diễn ra nhanh chóng và an toàn.

  • Cầm máy mài phải theo hướng mài từ ngoài vào trong

  • Tay cầm chắc chắn có thể sử dụng hỗ trợ tay cầm phụ để cầm máy an toàn và thao tác cố định.

  • Không tì tay lên thân máy mà cần phải cầm máy ở tay cầm

Thường thì chúng ta sẽ ngồi vuông góc 90 độ, không vươn người ra phía trước, nên cầm máy ở một góc nghiêng 30 độ để lực li tâm khi có bị bể đá nên văng ra xa, nghiêng đầu qua bên còn lại để có văng bắn cũng sẽ không văng vào mặt.

Lau chùi máy thường xuyên

Việc lau chùi máy sẽ giúp bạn tránh và đề phòng được việc dây điện bị rò gỉ, máy bị nứt hay dây điện bị nứt để kịp thời thay thế sửa chữa.

  • Những tấm chắn sau thời gian sử dụng lâu dài sẽ bị các mảng bám do vụn văng vào nên bạn cần tắt máy để kiểm tra và có thể dùng búa để gõ tấm chắn để các mảng bám rơi xuống, giúp máy mài hoạt động dễ dàng hơn, không bị rối.

  • Đặc biệt là các lưỡi mài phải sắc bén không nên dùng lưỡi mài quá cùn sẽ làm hỏng bề mặt vật liệu và làm hư máy, giảm tuổi thọ của máy thiết bị.

Nên sử dụng loại đá mài tiêu chuẩn cho máy mài góc

Cần sử dụng những loại đá mài thương hiệu, đã được sản xuất theo một tỉ lệ phù hợp với hoạt động của máy mài góc, nếu như đá mài không tốt thì khi lắp vào hoạt động sẽ bị văng ra ngoài, một đá mài tốt ngược lại sẽ giúp tốc độ làm việc nhanh chóng hơn, độ bền cao hơn mà giá thành lại phù hợp có thể chịu được cường độ làm việc cao, an toàn cho bề mặt vật liệu.