Giỏ hàng

Sự cố thường gặp khi sử dụng khi khoan rút lõi bê tông và cách khắc phục

Đăng ngày 03/01/2018

Máy khoan rút lõi bê tông là một dạng máy khoan đặc biệt, mà ở đó người sử dụng có thể khoan tạo lỗ mà vẫn có thể giữ gần như nguyên vẹn hình dạng mẫu vật liệu cần khoan. Thế nên máy khoan rút lõi bê tông ngày nay càng ngày càng được sử dụng và ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như: Xây dựng, Giao thông, Thí nghiệm, Lắp đặt…

Nhưng các bạn có chắc chắn đã nắm được những quy tắc cũng như cách sử dụng máy khoan rút lõi bê tông, đặc biệt là những sự cố thường gặp và cách khắc phục ra sao. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ một số kiến thức giúp bạn biết những sự cố thường gặp khi khoan rút lõi bê tông và cách khắc phục.

Vỡ mũi khoan rút lõi bê tông:

Dù là một thiết bị chuyên dụng được thiết kế để thực hiện công việc khoan cắt nhưng trong quá trình sử dụng mũi khoan rút lõi bê tông vẫn có thể bị vỡ do lực khoan mạnh, vật liệu để khoan có độ cứng cao hoặc cũng có thể do đá, sỏi bị lẫn trong bê tông gây nên...

Mũi khoan rút lõi bê tông xuống chậm:

Trường hợp này cũng rất hay gặp phải, tình trạng mũi khoan xuống chậm sẽ gây mất rất nhiều thời gian công sức cho người sử dụng và khiến tốc độ công việc bị giảm sút.

Mũi khoan bị bào mòn:

Trong quá trình sử dụng, khi chúng ta thi công, sử dụng mũi khoan rút lõi bê tông chúng có hiện tượng bị bào mòn nhanh chóng.

Để lựa chọn được mũi khoan rút lõi bê tông có độ bền cao, sắc bén bạn nên tìm mua của một số hãng có tên tuổi trên thị tường như DCA, Kynko.

Cách giải quyết trục trặc mũi khoan

  • Làm sạch mũi khoan rút lõi bê tông:

Hãy thực hiện vệ sinh, làm sạch mũi khoan bằng cách khoan chúng vào thanh mài nhiều lần. Bạn cũng có thể sử dụng các dụng cụ mài được bày bán trên thị trường để thực hiện điều này. Trong lúc làm sạch mũi khoan cần phải quan sát kỹ, đảm bảo không có những mảnh vụn vật liệu đang mắc kẹt trong máy.

  • Tăng chất làm mát cho mũi khoan:

Để giảm thiểu nhiệt độ của mũi khoan trong quá trình làm việc mọi người có thể bổ sung thêm chất làm mát qua tâm mũi khoan. Điều này sẽ giúp mũi khoan giảm sức nóng, làm việc hiệu quả hơn và tránh tình trạng vỡ hay bị bào mòn nhanh chóng.

  • Giảm áp lực đặt trên khoan:

Muốn giảm áp lực trên khoan hãy thử khoan với áp lực tiếp xúc tối thiểu, bạn nên sử dụng áp lực dìm. Tức là khoan xuống 30 giây để chất làm mát có thể thâm nhập sâu hơn vào trong vật liệu được khoan. Thực hiện cho đến khi hoàn thành công việc, nhớ thực hiện điều này để tránh gây ra những sự cố trên cho mũi khoan.

  • Kiểm tra máy khoan rút lõi bê tông cẩn thận:

Trước khi thực hiện công việc bạn nên kiểm tra máy khoan của mình một cách cẩn thận để đảm bảo rằng chúng đạt tiêu chuẩn, đủ công suất để thực hiện công việc.

  • Kiểm tra độ lệch tâm của khoan:

Với các dòng máy khoan rút lõi bê tông độ lệch tâm tốt nhất ở khoảng 0.005, tức là mũi khoan hợp với phương thẳng đứng một góc càng nhỏ càng tốt. Trường hợp chúng ta thấy độ lệch tâm vượt ngoài con số trên thì phải kiểm tra mũi khoan. Tháo mũi khoan ra khỏi máy, làm sạch phần ren và các phụ kiện khác rồi sử dụng máy đo để kiểm tra độ lệch tâm và điều chỉnh cho phù hợp.